Bệnh giang mai được biết đến là một bệnh xã hội nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh chóng và nó cũng không chừa một ai ra cả, ngay cả phụ nữ có thai. Đây là đối tượng rất nhạy cảm chính vì thế việc phát hiện và điều trị bệnh giang mai ở phụ nữ có thai cũng cần có những lưu ý nhất định để đảm bảo cho cả mẹ và con. Bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn những thông tin chi tiết về chủ đề này.
Phụ nữ có thai bị giang mai có biểu hiện gì?
Bệnh giang mai khi mới lây nhiễm đặc biệt với phụ nữ mang thai thì các vết loét giang mai cũng sẽ có kích thước to hơn bình thường. Những triệu chứng mà mẹ bầu có thể lây nhiễm sang thai nhi có thể xuất hiện từ tháng thứ 4 hay thứ 5 trong thai kỳ của người mẹ.
Nếu như người mẹ chỉ bị nhiễm bệnh xã hội như bệnh giang mai ở mức độ nhẹ thì đứa trẻ sau khi sinh ra sẽ không có triệu chứng gì đặc biệt cả, mà sau khoảng từ 6 đến 8 tuần thì có thể thấy bé xuất hiện những tổn thương như bọng nước ở tay chân, chảy nước mũi, nứt mép ở lỗ mũi hay đau các chi.
Những đứa trẻ mà bị nhiễm bệnh giang mai ngay từ trong bụng mẹ khi sinh ra thường có da nhăn nheo, gầy gò, gan lách to, bụng to. Trường hợp nhiễm bệnh nặng hơn thai nhi thậm chí có thể tử vong hay chết lưu.
Có những em bé không may bị bệnh giang mai ngay từ trong bụng mẹ thường có các biểu hiện ngay từ lúc sinh ra, còn các triệu chứng của bệnh thường sẽ phát triển rõ hơn sau khi sinh bé được khoảng từ hai tuần đến ba tháng với một số biểu hiện như đau ngoài da, phát ban, mệt mỏi, sốt, khi khóc giọng của bé khản đặc lại.
Đặc biệt cũng có những trường hợp mà thai bị nhiễm bệnh tuy nhiên sau khi sinh khoảng từ 3 -4 tuổi mới xuất hiện những triệu chứng của bệnh giang mai, đây cũng được gọi là giang mai bẩm sinh muộn. Các trường hợp này, khi đạt đến độ tuổi trưởng thành, đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến răng, xương khớp, tai, mắt và thậm chí cả não bộ.
Ảnh hưởng của bệnh giang mai với phụ nữ mang thai
Thai lưu
Trường hợp này thường gặp ở những thai phụ gần tới ngày sinh, thai có thể chết lưu trong quá trình sinh hoặc trước khi sinh chừng vài tháng.
Sảy thai
Những chị em mang thai tới tháng thứ 4 cho đến tháng thứ 6 xoắn khuẩn có thể đi vào thai và làm viêm động mạch cũng khiến tắc động mạch, nhau thai có thể bị hoại tử và không nhận được chất dinh dưỡng nên làm sảy thai.
Sinh non
Trường hợp này thường gặp ở những chị em đang trong thai kì từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 khi xoắn khuẩn xâm nhập vào thai nhi cũng như các cơ quan nội tạng rồi gây nên các tổn thương làm em bé chết lưu hoặc nhiễm bệnh.
Phụ nữ mang thai mắc giang mai cần làm gì?
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Bắc Ninh thì chị em phụ nữ sau khi làm xét nghiệm mà kết quả dương tính với bệnh giang mai thì có thể theo dõi rồi tiến hành điều trị bệnh sớm. Đặc biệt, trường hợp thai phụ mắc bệnh ung thư vú mà không có tổn thương bệnh giang mai thì vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ.
Ngay khi phát hiện bản thân mình nhiễm bệnh phụ nữ mang thai nên xác định rõ những phương pháp điều trị để nhằm ngăn chặn các tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh có thể gây nên.
Ngoài ra cũng nên thực hiện các xét nghiệm kiểm tra trước khi mang thai, nếu có bệnh thì nên nhờ sự can thiệp và điều trị của bác sĩ.
Đặc biệt với những chị em phụ nữ đang mắc giang mai ở giai đoạn cuối thì trong quá trình mang thai cần phải được điều trị kịp thời và chẩn đoán xem thai nhi có bị lây nhiễm hay không. Nếu thấy thai nhi có các dấu hiệu sưng, phù nề ở phần da đầu thì rất có khả năng là bé bị nhiễm giang mai. Trường hợp kiểm tra nước ối mà phát hiện được xoắn khuẩn giang mang thì chắc chắn đã bị nhiễm bệnh rồi. Ngay từ khi mang thai ở tháng thứ 3 chị em phụ nữ nên làm các xét nghiệm theo dõi và điều trị sớm.